Chăm sóc bảo dưỡng xe hơi có động cơ tăng áp người lái nên biết

Đăng bởi vào lúc

Hiện nay dòng xe hơi có động cơ tăng áp đang dần trở nên phổ biến, tuy nhiên không phải người dùng nào cũng hiểu về loại động cơ này để có cách chăm sóc bảo dưỡng xe hơi có động cơ tăng áp.

 

Hiện nay, khi mà ngành công nghệ ô tô đang phát triển nhanh chóng, các hãng ô tô đều hướng đến việc sản xuất một chiếc xe có thể hạ dung tích động cơ, giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải nhưng lại có công suất mạnh hơn nhờ công nghệ hỗ trợ. Chính điều này mà dòng xe với động cơ tăng áp đã được phát triển, giúp chiếc xe luôn vận hành mạnh mẽ nhưng hệ thống động cơ lại vô cùng nhỏ gọn.

bao-duong-xe-hoi-2

Động cơ tăng áp luôn cần được chăm sóc kĩ lưỡng hơn so với động cơ khí nạp tự nhiên

 

Dòng xe hơi có động cơ tăng áp trước kia thường là những dòng xe sang trọng, nhưng hiện nay hệ thống này đã được áp dụng ở nhiều dòng xe phổ thông hơn, ở Việt Nam cũng có một số xe nhập về có hệ thống động cơ này như Ford Explorer ra mắt năm 2016, hay Honda Civic 2016…

Nổ máy một thời gian ngắn sau đó mới di chuyển

Động cơ V6 3.0L tăng áp kép trên Mercedes-Benz E400

 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngoài việc cho người dùng trải nghiệm cảm giác đạp ga với tốc độ nhanh thì việc chăm sóc bảo dưỡng xe hơi có động cơ tăng áp cũng là một vấn đề khá mới mẻ, lạ lẫm. Dẫn đến tình trạng bảo dưỡng sai kỹ thuật, khiến xe nhanh hỏng hóc. Vậy làm thế nào để chăm sóc bảo dưỡng xe hơi với hệ thống truyền động mới này một cách tốt nhất? Cùng tìm hiểu bài viết để biết!

NỔ MÁY MỘT THỜI GIAN NGẮN SAU ĐÓ MỚI DI CHUYỂN

 

Đây là một thủ thuật mà giới lái xe biết đến khá nhiều ở mọi loại xe, tuy nhiên nó vẫn khá hữu ích cho các dòng xe với máy tăng áp thế hệ mới. Khi nổ máy chờ trong một thời gian ngắn giúp cho việc đảm bảo nước làm mát, dầu bôi trơn hệ thống tăng áp được bơm lên đủ và đạt độ tiêu chuẩn để vận hành. Điều này cực kỳ quan trọng, nhất là với các dòng xe sử dụng bộ tăng áp kích thước nhở, nhưng tốc độ quay cao. Có thể kể đến như dòng Ford EcoBoost hay Honda VTEC Turbo, và một số mẫu động cơ Mercedes-Benz trên các dòng CLA, A...

bao-duong-xe-hoi-4

Thời gian nổ chờ nên để từ 3 đến 5 phút là hiệu quả nhất, ngoài ra trong thời tiết lạnh có thể để thời gian dài hơn chút. Bởi nhiệt độ để dầu lưu chuyển và bôi trơn máy thường từ 80 đến 95 độ C. Một số loại xe có hệ thống tăng áp không cần nhiều thời gian chờ, bởi vậy tốt nhất bạn nên xem tài liệu thao khảo của nhà sản xuất để biết.

TRƯỚC KHI TẮT MÁY CẦN ĐỢI ĐỘNG CƠ VỀ TRẠNG THÁI RỖI

 

Một số dòng xe cao cấp nhà sản xuất đã thiết kế thêm hệ thống bơm dầu vận hành thêm sau khi tắt máy giúp bảo đảm làm mát các hệ thống nhạy cảm với nhiệt độ của động cơ xuống mức an toàn. Nhưng không phải dòng xe với hệ thống tăng áp nào cũng được tích hợp tính năng hữu dụng đó.

bao-duong-xe-hoi-5

Tua bin tăng áp nóng rực bất ngờ bị cắt hệ thống làm mát và bôi trơn sẽ dẫn đến hậu quả hỏng nghiêm trọng

 

Bởi vậy, trước khi tắt máy bạn nên để xe vận hành rỗi, bởi làm như vậy hệ thống truyền động của xe sẽ không bị sốc do dừng quá đột ngột. Ngoài ra, khi tua bin tăng áp hoạt động ở tốc độ cực cao, khi hạ nó xuống dần dần thì dầu vẫn sẽ được cung cấp đủ thay vì bất ngờ ngắt luồng bơm dầu, khi này ma sát sẽ tăng lên gây hao mòn chi tiết động cơ.

THAY LỌC XĂNG KHI ĐI ĐƯỢC 15.000 KM

 

Chu kỳ thay dầu và lọc dầu thì đã quá quen thuộc, tuy nhiên lọc xăng lại ít người quan tâm. Với dòng xe sử dụng động cơ tăng áp, thay lọc xăng đúng thời điểm là cực kỳ quan trọng. Bởi động cơ tăng áp khá nhạy cảm với tỉ lệ pha xăng và khí khi nổ.

bao-duong-xe-hoi-6

Do đó, khi lọc xăng bị bẩn sẽ khiến hai thành phần này bị thay đổi, dẫn đến hệ thống tăng áp dễ bị hỏng hóc. Ngoài ra, tua bin tăng áp vận hành nhờ khí thải động cơ, nên khi dính bụi bẩn qua tuyến lọc vào trong sẽ khiến tuổi thọ của hệ thống tăng áp giảm đi. Chú ý, khi thay lọc xăng hãy tìm đúng chủng loại chỉ định của nhà sản xuất.

KHÔNG DÙNG XĂNG CÓ CHỈ SỐ OCTANE THẤP HƠN KHUYẾN CÁO NHÀ SẢN XUẤT

bao-duong-xe-hoi-7

Nếu dùng xăng có chỉ số không theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì sẽ dẫn đến hiện tượng sai lệch thời điểm kích nổ nhiên liệu. Khi đó, sẽ xảy ra trục trặc trong quá trình xe vận hành, nhất là với những xe sản xuất cách đây 5 đến 7 năm. Sai lệch chỉ số này không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ phận tăng áp nhưng lại có tác động xấu đến động cơ, nhất là hiện tượng động cơ kêu to do bị kích nổ nhiên liệu sai thời điểm xảy ra liên tục.

NÊN SỬ DỤNG DẦU MÁY TỔNG HỢP TOÀN PHẦN

bao-duong-xe-hoi-8

Việc thay dầu máy định kỳ là việc cực kỳ quan trọng, tuy nhiên việc dùng loại dầu máy nào còn quan trọng hơn, bởi chất lượng dầu không tốt sẽ dẫn đến hỏng hóc bởi tua bin tăng áp quat rất nhanh, đòi hỏi phải được bôi trơn. Do đó, nên sử dụng dầu máy tổng hợp toàn phần để đảm bảo tốt nhất cho việc bôi trơn động cơ.

CỨ 160.000 KM CẦN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÀM MÁT VÀ KHÍ NẠP TĂNG ÁP

 

Bảo dưỡng hệ thống làm mát, thay nước làm mát là vấn đề cần làm thường xuyên với dòng xe có động cơ tăng áp. Song song với đó người dùng cũng nên lưu ý bảo dưỡng cả hệ thống làm mát khí nạp của bộ phận này.

bao-duong-xe-hoi-9

Tuy nhiên, việc bảo dưỡng bộ phận này khá khó khăn, người chủ xe khó có thể tự làm mà cần đến trợ giúp của thợ sửa chữa lành nghề để tháo toàn bộ hệ thống khí nạp tăng áp. Sau đó phải làm sạch dầu mỡ, kiểm tra các dấu hiệu bất thường… nhằm đảm bảo mọi chức năng đều vận hành tốt.

KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐƯỜNG DẪN KHÍ CAO ÁP ĐỊNH KỲ

bao-duong-xe-hoi-10

Đây là bộ phận thường bị bỏ quên khi bảo dưỡng động cơ tăng áp. Tuy nhiên, chỉ cần một lỗi nhỏ trên hệ thống này là đã dẫn đến suy giảm áp suất tăng áp. Lúc này, tua bin tăng áp cần vận hành tốc độ cao hơn để bù áp suất đã mất làm cho tuổi thọ của hệ thống bị giảm đi nghiêm trọng. Bởi vậy, hãy thường xuyên kiểm tra định kỳ hệ thống đường dẫn khí cao áp, tránh hỏng hóc đáng tiếc có thể xảy ra.

 

Tóm lại, với dòng xe động cơ tăng áp, người dùng nên thường xuyên kiểm tra, chăm sóc bảo dưỡng xe hơi theo khuyến cáo của nhà sản xuất, giúp xe vận hành êm ái, bền bỉ và đảm bảo an toàn cho chính người lái.

Bài viết dựa trên ý kiến của giáo sư Ricardo Martinez-Botas, chuyên gia về máy tăng áp của khoa Kĩ thuật cơ khí, trường đại học Hoàng gia London. 

Tổng hợp


Bài viết cũ Bài viết mới


Scroll To Top