9 chi tiết nhỏ thường bị lãng quên khi bảo dưỡng xe ô tô

Đăng bởiDuong Minh Trong vào lúc

Các chi tiết nhỏ trên xe ô tô tuy không phải là những bộ phận quan trọng nhưng chúng lại mang đến sự an toàn và thoải mái khi vận hành, đặc biệt là đối với những chiếc xe đã "có tuổi". Tuy nhiên, nhiều chủ xe đã quên đi sự có mặt của chúng khi đến hạn kỳ bảo dưỡng, khiến nhiều phiền toái xảy ra trong chuyến hành trình.


Khóa nắp capo


Hình1: nắp capo ô tô


Khóa nắp ca-pô xe thoạt nhìn ta thường nghĩ chúng chỉ để khóa và giữ nắp ca-pô. Nhưng bạn có biết khi gặp trục trặc đơn giản thì sẽ chẳng mở được. Phiền toái hơn là nếu cơ cấu khóa này không bám giữ chắc chắn khi chạy xe trên đường cao tốc nguy cơ tai nạn nguy hiểm sẽ xảy ra do nắp cốp bay lên cao, thậm chí rơi ra ngoài.

Bộ phận khóa cửa

Hình 2: bộ phận khóa cửa ô tô


Khóa cửa là cơ cấu khóa an toàn để bảo vệ cho tài xế và những người ngồi trên xe, chúng nằm trong áo cửa và bên trong tapi cửa nên hay bị ẩm, nước mưa và bụi vào nhiều, lúc đó sẽ gây ra kẹt khóa, hoặc khi đóng phải dùng lực thật mạnh.

Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của khóa cửa một cách nhanh chóng; có thể gây phiền toái không nhỏ nếu một ngày "đẹp trời" nào đó cửa không khóa được nữa.

Cần gạt mưa


Hình 3: cần gạt nước ô tô


Cần gạt mưa sau thời gan dài sử dụng mà không được bảo dưỡng sẽ bị mòn lưỡi cao su. Như vậy sẽ làm giảm khả năng gạt nước và có thể dẫn tới hiện tượng kính lái bị ố bẩn và xước. Tầm nhìn của lái xe sẽ bị hạn chế chỉ do bộ phận này không được bảo dưỡng.

Bản lề cửa

Hình 4: Bản lề cửa ô tô



Bản lề cửa có dùng bạc lót sắt/nhôm hoặc nhựa nên cần phải bôi trơn cho chúng thường xuyên, do quá trình hoạt động và nằm tại vị trí mà nước và bụi thường xuyên bám dính vào, làm cho bản lề bị “sượng” khi đóng/mở, phát ra tiếng kêu, bạc lót lâu ngày bị mòn sẽ làm xệ cửa xe.

Bộ lọc gió


Hình 5: Bộ lộc gió ô tô


Cũng là một trong những bộ phận có tỷ lệ bị “bỏ quên” cao, lọc gió được coi như lá phổi của xe, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không khí cung cấp cho động cơ. Lọc gió bẩn là nguyên nhân khiến các hạt bụi lấp đầy các lỗ thông khí của lọc, làm giảm lưu lượng khí cần cung cấp cho động cơ, dẫn đến các lỗi như làm giảm công suất động cơ, xe tốn xăng và nóng máy, tạo muội than trong buồng đốt và đầu bugi.

Tùy thuộc vào môi trường xe di chuyển nên thay sớm hoặc muộn, thông thường khoảng 20.000 km nên thay theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Dây curoa


Hình 6: Dây curoa trong động cơ ô tô


Thời gian thay dây curoa động cơ khoảng 80.000 km đến 120.000 km. Mặc dù, từng ấy thời gian, nhiều dây curoa động cơ vẫn chưa có dấu hiệu xuống cấp nhưng để đảm bảo an toàn, khi bảo dưỡng bạn cũng nên tiến hành thay mới.

Ghế ngồi


Hình 7: Nội thất ô tô


Dưới tác động của con người và thời tiết, ghế ngồi hay gặp trục trặc trong quá trình vận hành. Nếu bám bụi quá nhiều, chúng sẽ bị tăng ma sát khi trượt dẫn đến hiện tượng kẹt, gây hư hỏng hệ thống điều khiển.

Nhiều người thường bỏ qua chi tiết này khi đi bảo dưỡng, đến khi phát hiện ra dấu hiệu thì đã mất số tiền sửa chữa khá lớn. 

Anten

Hình 8: anten ô tô


Những cần ăng-ten dạng ống khớp rút, được lắp đặt ở ngoài thân xe thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa nên việc vận hành của ăng-ten không được ổn định là chuyện thường nên phải tiến hành bôi trơn để chống kẹt và rỉ sét.

Nước làm mát động cơ


Hình 9: Nước làm mát động cơ ô tô


Khi nhiên liệu cháy trong xi-lanh, động cơ sẽ tỏa ra một lượng nhiệt nhất định. Trong đó, một phần sẽ chuyển thành công còn lại sẽ tỏa ra không khí. Do vậy, nếu bạn quên cung cấp nước thường xuyên sẽ dẫn đến động cơ bị quá nhiệt và giảm tuổi thọ.


Bài viết cũ Bài viết mới


Scroll To Top